Từ ngày 01/01/2024, bảng lương tối thiểu vùng 2024 được thực hiện theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng.
- Vùng II: 4.160.000 đồng.
- Vùng III: 3.640.000 đồng.
- Vùng IV: 3.250.000 đồng.
- Vùng I: 22.500 đồng.
- Vùng II: 20.000 đồng.
- Vùng III: 17.500 đồng.
- Vùng IV: 15.600 đồng.
Bảng lương tối thiểu vùng 2024 (dự kiến tăng 6% từ ngày 01/7/2024)
Sáng hôm nay (ngày 20/12/2023), Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6% từ ngày 01/7/2024. Cụ thể như sau:
- Vùng I: 4.960.000 đồng.
- Vùng II: 4.410.000 đồng.
- Vùng III: 3.860.000 đồng.
- Vùng IV: 3.450.000 đồng.
- Vùng I: 23.800 đồng.
- Vùng II: 21.200 đồng.
- Vùng III: 18.600 đồng.
- Vùng IV: 16.600 đồng.
Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu - Nghị định 38/2022/NĐ-CP 1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. 2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. 3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau: a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng. b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán. Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành - Nghị định 38/2022/NĐ-CP 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. 2. Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
|
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.